Viêt Nam janvier 2018

Việt Nam/Lào tháng 6 năm 2018

Vào tháng 6 năm 2018, ba thành viên của Turtle Sanctuary di chuyển tới Việt Nam để gặp gỡ các đại diện của các tổ chức về bảo tồn tại Việt Nam. Mục tiêu của chuyến đi là để thảo luận về các ý tưởng của các dự án đã đề xuất từ chuyến thăm trước vào tháng 3 năm 2018. Lần viếng thăm này nhằm giúp nhóm quản lý của tổ chức hiểu thêm về các vấn đề và xác thực tính thực tế của các dự án đã đề xuất ba tháng trước đó.

Nhiệm vụ được bắt đầu tại Hà Nội, nơi chúng tôi gặp gỡ nhân viên người Việt của chúng tôi –Thông- người đã đi cùng và hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian ở thủ đô và các vùng xung quanh. Trong dịp này, chúng tôi đã đến thăm huyện Sóc Sơn, là cơ quan nhà nước duy nhất chuyên cứu hộ động vật hoang dã từ tịch thu từ những nạn buôn bán trái phép. Khi khảo sát, chúng tôi đã thấy được tầm quan trọng của việc cải thiện nhu cầu cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất trong việc chăm sóc và nuôi nhốt động vật, cả về kỹ thuật lẫn con người.

Rất nhiều những nỗ lực của chính quyền nhằm chống lại nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã trái phép, dẫn đến nhiều loài động vật bị tịch thu và chuyển giao với số lượng lớn. Các loài động vật tịch thu trong đó gồm hổ, gấu, các loài linh trưởng, các loài bò sát như rắn hổ chúa, rùa vẫn tiếp tục tăng. Do cơ sở vật chất nghèo nàn, động vật bị tịch thu thường bị nuôi nhốt đông đúc trong môi trường chật hẹp trong vài tháng, trước khi được thả về tự nhiên khi có cơ hội.

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của Turtle Sanctuary, chúng tôi hy vọng sẽ nhanh chóng cải thiện điều kiện sinh sống của nhóm loài bò sát đang được nuôi nhốt tại trung tâm.

Chuyến đi của chúng tôi tiếp tục tới Vườn Quốc gia Cúc Phương, nơi có các trung tâm bảo vệ động vật hoang dã khác nhau (Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (SVW), Trung tâm cứu hộ rùa Cúc Phương (TCC), Trung tâm bảo tồn linh trưởng (EPRC)). Tiếp đó, chúng tôi đã có cơ hội để có một cuộc thảo luận dài với giám đốc Trung tâm bảo tồn rùa (TCC) ông Đỗ Thanh Hào với sự hợp tác thẳng thắn được kỳ vọng trong những năm tới.

Sau đó, chúng tôi di chuyển xuống miền Trung Việt Nam- thành phố Đà Nẵng, một thành phố phát triển theo cấp số nhân. Tuy nhiên, xung quanh thành phố vẫn tồn tại một số khu bảo tồn thiên nhiên, cuộc sống hoang dã vẫn tồn tại ở vùng sâu vùng xa. Đó là những “điểm nóng” cuối cùng về đa dạng sinh học mà Turtle Sanctuary mong muốn bảo vệ trước những rủi ro của săn bắt và phá hủy môi trường sống.

Cuộc viếng thăm Vườn quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn cho chuyến đi lần này. Chúng tôi rất vinh dự được chào đón bởi giám đốc vườn, phó giám đốc và các trưởng phòng cũng như các cán bộ của vườn.
Giữa những thảo luận về các dự án, cả hai bên thống nhất để cùng nhau xây dựng một trung tâm cứu hộ bò sát ếch nhái. Do thiếu vắng những cơ sở vật chất dành cho công tác cứu hộ, cũng như thiếu các trung tâm cứu hộ đặc thù, dẫn đến sự quá tải động vật tại các trung tâm cứu hộ hiện có do số lượng rùa, rắn, thằn lằn, ếch nhái tịch thu là quá lớn.

Chuyến công tác khép lại bằng chuyến viếng thăm Lào vài ngày. Đây là cơ hội để khám phá đất nước thân thiện, phân tích tình hình liên quan đến bảo tồn thiên nhiên tại đây nhằm thiết lập hành lang bảo tồn đa dạng sinh học song song với người hàng xóm Việt Nam. Chúng tôi cũng tìm được một người bạn phương Tây có dự án về bảo tồn bò sát ở Lào. Anh đã thuyết phục được chúng tôi đóng góp những nỗ lực để bảo tồn các loài bò sát ở khu vực Đông Nam Á.

Ba thành viên của tổ chức Turtle Sanctuary, sau 15 ngày công tác đã trở lại châu Âu với những dự án đầy hứa hẹn phục vụ công tác bảo tồn các loài bò sát ếch nhái ở châu Á.

Kế hoạch tiếp theo cho mùa thu năm 2018 đã được xác định, trách nhiệm của các lãnh đạo của Turtle Sanctuary là tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác ở Việt Nam nhằm tạo ra mối quan hệ hợp tác lâu dài tại địa phương.

Nhiệm vụ

Địa điểm: Phía Bắc Việt Nam

Đối tác:  Trung tâm cứu hộ rùa Cúc Phương và Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Trung Tâm cứu hộ Sóc Sơn

Loài: nhiều loài bò sát ếch nhái được tịch thu từ cơ quan chức năng

Nhiệm vụ: khảo sát của chuyên gia cho việc xây dựng chuồng nuôi phù hợp cho các loài vật được chuyển giao từ buôn bán trái phép