Dự án Rắn hổchúa
Vào tháng 10 năm 2018, nhóm chuyên gia của Turtle Sanctuary đã trở lại trung tâm cứu hộ Sóc Sơn, Hà Nội.
Trung tâm là nơi cứu hộ các loài động vật hoang dã từ buôn bán trái phép. Có rất nhiều loài động vật được cứu hộ tại trung tâm như hổ, gấu, các loài linh trưởng, các loài chim và bò sát trong đó có Rắn hổ chúa.
Ước lượng mỗi năm có tới 200 cá thể rắn chúa được cứu hộ về trung tâm Sóc Sơn.
Được liệt kê vào phụ lục II công ước CITES, phân loại ở mức độ Nguy Cấp (VU) trong danh lục đỏ của IUCN, cũng như được bảo vệ bởi nghị định cao nhất của Việt Nam Nghị định 32/2006/NĐ-CP về bảo vệ động vật hoang dã, rắn hổ chúa được bảo vệ một cách toàn diện ở Việt Nam. Tuy nhiên, nạn săn bắt, buôn bán trái phép vẫn diễn ra do nhu cầu cao từ thị trường Trung Quốc. Ước tính 80% số lượng quần thể của loài rắn chúa đã biến mất trong vòng 15 năm trở lại đây ở Việt Nam. Các hoạt động chiến đấu chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép vẫn thường diễn ra tại Việt Nam, việc buôn bán trái phép động vật hoang dã có thể dẫn đến hình phạt tù nặng cho những cá nhân vi phạm. Nhưng các thủ tục tố tụng thường kéo dài và các quy định yêu cầu tang vật bị tịch thu phải được lưu giữ và duy trì trong môi trường nuôi nhốt một thời gian nhất định. Vì vậy, rắn chúa thường bị giữ lại ít nhất một năm trước khi chúng thả lại tự nhiên.
Vì lý do này, rắn chúa bị nhốt chung trong chuồng bê tông chật hẹp trong bóng tối. Với tập tính sống đơn độc, và chế độ dinh dưỡng đặc biệt (hầu hết thức ăn là các loài rắn khác) khiến chúng rất khó có thể duy trì trong môi trường nuôi nhốt.
Rắn chúa sau tịch thu, thường đã rất yếu và với sự căng thẳng do môi trường nuôi nhốt chật hẹp, chúng chỉ có thể sống sót được vài tuần, trước khi chết thường là do mất nước hoặc do nhiễm trùng qua các tổn thương. Do thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc và cơ sở vật chất nghèo nàn, hơn một nửa số rắn được đưa về trung tâm đã chết, không có cơ hội tìm được tự do.
Là một phần của nhiệm vụ lần này, Turtle Sanctuary muốn đặt dự án này ở vị trí trung tâm của chiến dịch nhằm đưa đến cơ hội sống sót cho mỗi cá thể rắn chúa ở Trung Tâm trước khi chúng được trả về tự nhiên với điều kiện và sức khỏe tốt nhất.
Do đó, nâng cao năng lực và cải tạo cơ sở vật chất là quan trọng để cải thiện tình hình. Thứ nhất, chúng tôi sẽ tiến hành các khóa đào tạo kỹ năng liên quan đến việc nuôi giữ và chăm sóc rắn chúa trong điều kiện nuôi nhốt cho đội ngũ nhân viên cứu hộ của trung tâm cứu hộ Sóc Sơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ thực hiện các khóa đào tạo liên quan đến các vấn đề thú y để đối phó với những cá thể bị bệnh. Thứ hai, chúng tôi cung cấp các thiết bị cần thiết cho sự an toàn của người giữ, và cải tạo cấu trúc để đảm bảo sự thoải mái và tối ưu hóa năng lực của cơ sở.
Tập tính của Rắn chúa là thường sợ sệt, thêm nữa, chúng rất khó hòa đồng như các loài động vật khác như hổ, linh trưởng hay thậm chí là rùa.
Là loài săn mồi, Rắn chúa là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn. Do đó, chúng giữ một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vì thế chúng xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của chúng ta. Đáng tiếc chúng thường bị lãng quên trong công tác bảo tồn loài!
Chúng tôi cần bạn để thực hiện những hành động này nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.
Hỗ trợ chúng tôi để bảo vệ loài vật này.
NHIỆM VỤ
Địa điểm: Huyện Sóc Sơn, Hà Nội – Việt Nam
Đối tác: Trung tâm cứu hộ động vật Sóc Sơn
Loài: Ophiophagus hannah (Rắn hổ mang chúa)
Nhiệm vụ: phát triển và xây dựng cơ sở vật chất phù hợp cho số lượng rắn chúa bị tịch thu