Projet <em>Geoemyda spengleri</em>

PROJECT Rafetus swinhoei

Rùa mai mềm khổng lồ Swinhoe hay rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) là một trong những loài rùa lớn nhất thế giới (lên tới 170kg). Tuy nhiên, kích thước lớn cũng là nhược điểm, loài rùa khổng lồ này là mục tiêu săn bắt để tiêu thụ tại địa phương trong giai đoạn 1980-2000. Theo IUCN, Hiện nay, chỉ có 3 cá thể được ghi nhận trên thế giới và được xem là một trong những loài rùa quý hiếm nhất trên trái đất. Một con đực đang được nuôi tại vườn thú Tô Châu, Trung Quốc, một con cái sống ở hồ Đồng Mô và một cá thể khác được cho là đang sinh sống ở hồ Xuân Khanh, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Ở Việt Nam, loài rùa này được coi là linh thiêng do truyền thuyết kể rằng vua Lê Lợi sau khi đánh đuổi nhà Minh (Trung Quốc) ra khỏi đất nước vào thế kỷ 15, đã trả lại gươm thần cho thủy thần Lạc Long Quân thông qua thần rùa. Liên quan đến truyền thuyết này, có một cá thể rùa mai mềm khổng lồ sinh sống ở Hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) trong khu phố cổ ở giữa thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nhưng đáng buồn là cá thể này đã chết vào tháng 1 năm 2016.

Trước sự suy giảm nghiêm trọng số lượng quần thể loài rùa quý hiếm này, việc tìm kiếm các cá thể hoang dã bổ sung vào công tác nhân nuôi sinh sản là điều rất cấp thiết. Tuy nhiên, loài rùa này có phân bố lịch sử ở khu vực rộng lớn trên những hệ thống sông hồ dày đặc ở Việt Nam và Trung Quốc, khiến việc tìm kiếm trở nên khó khăn. Đồng thời, ngoài những khó khăn về địa hình, thiếu hiểu biết về sinh thái loài và khó khăn về nguồn tài trợ khiến những nghiên cứu, hiểu biết về loài này còn rất hạn chế (Pham và cs., 2020). Điều này đã gây ra khó khăn cho việc khám phá các khu vực tiềm năng mới về sự xuất hiện của loài này. Do đó, việc sử dụng kiến thức bản địa về sinh thái loài, thông qua các cuộc phỏng vấn với ngư dân và / hoặc những người có kinh nghiệm (thợ săn rùa mai mềm), là một công cụ quan trọng để gián tiếp khám phá các địa điểm mới về sự hiện diện của loài rùa quý hiếm này. Các nghiên cứu của Trung tâm cứu hộ và bảo tồn rùa (TSCC) của chúng tôi đã đưa ra một số đề xuất về những hành động khẩn cấp để bảo tồn loài rùa Hoàn Kiếm này. Một số cuộc phỏng vấn thợ săn rùa mai mềm và người dân đánh cá ở các lưu vực sông lớn ở miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra bằng chứng về một số cá thể rùa Hoàn Kiếm vẫn tồn tại ở một số đoạn sông, hồ ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi đề xuất tiến hành các cuộc điều tra, đặt bẫy thủy sản tại các địa điểm nghi ngờ như những nơi người dân mới quan sát thấy gần đây, và tại các địa điểm lịch sử trước đây có sự tồn tại của loài và tiếp tục quan sát thấy sự hiện diện về loài (Pham và cs, 2020). Qua đó, đánh giá xem loài này có vẫn còn trong những điểm nghi ngờ không và, nếu có, số lượng quần thể của nó là bao nhiêu. Đồng thời, việc tìm kiếm và đánh giá những bãi cát tiềm năng cho việc đẻ trứng của rùa dọc những bờ sông cũng nên được tiến hành chặt chẽ. Những thông tin về loài cần được xem xét một cách cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định trong việc liệu có nên bẫy, bắt đưa cá thể ngoài hoang dã về một địa điểm có đủ điều kiện để nhân nuôi sinh sản (có thể là trong môi trường nuôi nhốt, hoặc ở nơi đã có những bãi cát phù hợp và những điều kiện cần thiết ngoài tự nhiên để loài có thể tự do sinh sản phục hồi quần thể dưới sự giám sát, bảo vệ của con người.

NHIỆM VỤ

Địa điểm : Hà Nội, Việt Nam

Loài : Rafetus swinhoei

Nhiệm vụ : Đề xuất phương pháp đánh bắt và hỗ trợ tài chính để tổ chức hội thảo về bảo tồn loài R. swinhoei