Viêt Nam octobre 2018

Việt Nam tháng 10 năm 2018

Chuyến công tác thứ tư trong năm tới Việt Nam, nhóm chúng tôi đã có những sự hoạt động cụ thể trong việc hợp tác với các tổ chức và cơ quan chức năng tại địa phương.

Ban đầu, chúng tôi có cuộc gặp hiệu quả với TS. Lê Đức Minh và các đại diện của Viện tài nguyên môi trường thuộc đại học quốc gia Hà Nội (CRES-VNU). CRES-VNU và chúng tôi sẽ cùng nhau tổ chức một hội thảo quốc tế vào tháng 1 năm 2019 với sự tham gia của 20 nhà khoa học quốc tế và các chuyên gia bảo tồn từ các nước khác nhau. Hội thảo 3 ngày này sẽ chuẩn hóa các phương pháp điều tra nghiên cứu các loài rùa nguy cấp toàn cầu. Nhân dịp này, một số chương trình dự án khoa học cũng sẽ được xác định trong năm tới.

Sau đó, nhóm của chúng tôi đã đến Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF) ở ngoại ô Hà Nội để xây dựng một chương trình phát triển bền vững đầy tham vọng. Dự án nhằm tăng cường sự phát triển bền vững tại vùng nông thôn khó khăn ở tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam, thông qua các chuỗi hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
Trong số nhiều hoạt động được đưa vào dự án này, một trong đó là các giải pháp để giảm thiểu việc tiêu thụ động vật từ săn bắt động vật hoang dã (bao gồm cả rùa) từ địa phương.
Dự án quy mô lớn này được tài trợ bởi Bộ Sinh thái nước Ý. Và dự án được lãnh đạo bởi cố vẫn khoa học của chúng tôi, Giáo sư Luca Luiselli.
Thêm nữa, trong chuyến đi này, chúng tôi cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chính thức cho phép chúng tôi bắt đầu các hoạt động về chương trình bảo tồn “loài rùa quý hiếm nhất thế giới”, Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei).

Ngày sau đó, chúng tôi trở về trung tâm cứu hộ Sóc Sơn để thu thập thêm thông tin về một nhiệm vụ đã được khởi xướng ba tháng trước đó: cải tạo khu chuồng nuôi cho loài rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah).
Chúng tôi đã có cơ hội để quan sát một số cá thể rắn chúa trong khu nuôi nhốt và kiểm tra tình trạng sức khỏe của chúng.

Sau đó chúng tôi đã có cơ hội đến thăm Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có Trạm bảo tồn đa dạng sinh học Mê Linh do GS.TS Thomas Ziegler thuộc vườn thú Cologne điều phối việc bảo vệ và nhân giống loài. thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus vietnamensis) trong môi trường nhân tạo. Cuối cùng, chúng tôi đã đến thăm Trung tâm Cứu hộ gấu, được thành lập và quản lý bởi tổ chức phi chính phủ Animals Asia, một địa điểm đáng kinh ngạc và gương mẫu, nơi bảo tồn các quần thể gấu cổ đại của châu Á.

Chúng tôi tiếp tục hành trình đi đến miền Trung Việt Nam, gặp ban quản lý Vườn Quốc gia Bạch Mã. Trong đợt này, chúng tôi đã ký biên bản ghi nhớ đôi bên về sự hợp tác về việc cùng nhau xây dựng trung tâm cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã trong tương lai.

Nhóm sẽ tập hợp lại vào tháng 1 năm 2019 để tổ chức hội thảo đầu tiên cùng với sự hợp tác với Viện tài nguyên môi trường (CRES), tại Hà Nội.

NHIỆM VỤ

Địa điểm: Hanoi, Vietnam

Đối tác:  CRES, VNUF, project Melinh Station, Animals Asia, Bach Ma National Park

Loài: Rafetus swinhoei, Ophiophagus hannah

MNhiệm vụ: define the processes of collaboration with the different local institutions